Description
Thông tin chi tiết về Tầm nhìn ( Trọn bộ 3 tập)
Ngày xuất bản | 09-2018 |
Kích thước | 14.5×20.5 cm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn |
Loại bìa | Bìa mềm |
SKU | 4588763890817 |
Tư Hoan là một cán bộ trưởng thành trong phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên. Từ một sinh viên tổng hợp, anh tham gia phong trào đấu tranh, rồi bị bắt, bị tù đày hết nhà tù này đến nhà tù khác. Với tinh thần đấu tranh kiên quyết cho độc lập tự do và thống nhất của Tổ quốc, Tư Hoan được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam và trở thành Bí thư trong nhà tù. Khi đất nước được giải phóng, Tư Hoan trở về học ngành Nông nghiệp những mong mang bầu nhiệt huyết của mình góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Anh gặp Hai Chanh – cán bộ miền Nam tập kết trở về, trước đây từng là bạn vong niên của cha anh. Anh đã được nghe kể về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc để từ đó say sưa mang những kiến thức ban đầu của mình phục vụ cho công tác lãnh đạo thành phố. Anh đã từng được ra Bắc công tác và chớm nở tình yêu với Sen – Bí thư một Quận Đoàn ở Hà Nội. Nhưng sau đó, Tư Hoan lại xây dựng gia đình với Hậu – con gái Hai Chanh và anh đã được Hai Chanh truyền bảo một kinh nghiệm: “Hậu phương phải kín đáo vững chắc, nếu sau này có ra Bắc thì cũng chỉ có hai bàn tay trắng mà tung hoành”.
Tập 2 phản ảnh tình hình của thành phố sau khi Trung Ương quyết định cử Tư Nguyên là cán bộ lãnh đạo có kinh nghiệm ở miền Bắc vào tăng cường cho lãnh đạo thành phố. Lúc ấy, thành phố đang trong giai đoạn phát triển mọi mặt đã khiến Tư Nguyên lúng túng giậm chân tại chỗ. Nhiều công việc được mở ra, đặc biệt là các mô hình phát triển kinh tế. Tưởng như vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản thành phố, đi đôi với việc phát triển văn hóa giáo dục sẽ tạo ra nguồn sức mạnh tổng hợp to lớn để đẩy tình hình phát triển thành phố lên một bước mới. Nhưng những khó khăn lại liên tiếp nảy ra. Đấy là mối quan hệ giữa các vùng sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng Sông Cửu Long với vai trò cung cấp lương thực cho thành phố; và vai trò của thành phố trong việc cung cấp hàng tiêu dùng và các công cụ sản xuất cho đồng bằng Sông Cửu Long đều không có mối liên hệ mật thiết, không tạo ra được những tương tác cần thiết để hỗ trợ lẫn nhau. Lúc ấy, Tư Hoan đã trở thành cán bộ chủ chốt của thành phố. Anh có cái nhìn mới, có nhiều suy nghĩ, phát kiến đúng đắn, kịp thời. Anh trở thành chỗ dựa cho các công ty nước ngoài và cả các doanh nghiệp trong nước muốn đầu tư vào thành phố. Dù những việc làm của Tư Hoan được Tư Nguyên ủng hộ, nhưng cũng không đủ sức thuyết phục đội ngũ cán bộ tại chỗ, trong đó có Bẩy Mạnh. Tuy Bẩy Mạnh cũng là cán bộ R về, nhưng không ủng hộ Tư Hoan.
Tập 3: Tư Hoan được điều động ra công tác ở miền Bắc giữ những trọng trách mới trong bối cảnh ở miền Bắc cũng đầy ắp những vấn đề tồn tại sau hai mươi năm xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ công tác quy hoạch phát triển của thủ đô Hà Nội; từ công tác giáo dục; từ việc xây dựng và bảo vệ nền văn hóa dân tộc, chỗ nào cũng được bàn đi xới lại nhiều lần qua các hội nghị, hội thảo, nhưng đều rơi vào bế tắc, mọi việc giậm chân tại chỗ. Trong khi đó, những nhận xét đánh giá của cán bộ không thống nhất, dư luận quần chúng chê bai và mất lòng tin. Khi ở miền Nam Tư Hoan luôn nghĩ rằng, cán bộ miền Bắc là những người được đào tạo lý luận và có đầy đủ những kinh nghiệm trong thực tiễn. Thực tế, họ lại là những người điều hành các cuộc họp một cách lơ mơ không có mục đích. Khi có điều kiện diễn thuyết trước đám đông, họ chỉ biết chém gió; khi phải giải quyết những vấn đề cụ thể thì họ đùn đẩy cho cấp dưới. Hơn hết, ngay giữa họ cũng tồn tại đầy rẫy những mâu thuẫn trong công tác chỉ đạo công việc. Đặc biệt là sự phân công chồng chéo, nên hầu hết các lĩnh vực đều ở trong tình trạng “cha chung không ai khóc”.
Thế rồi, chuyện Tư Hậu (vợ của Tư Hoan) ra tranh cử ở Long An và trúng Đại biểu Quốc hội làm cho mọi người xung quanh nhận xét. Những nhận xét ấy khiến Tư Hoan lại rối tung lên: Người khen kẻ chê, người tin kẻ ngờ.
Với bối cảnh như vậy, Tư Hoan liệu sẽ có đóng góp gì?
Reviews
Clear filtersThere are no reviews yet.