Description
Thông tin chi tiết về Đời Lá Bay Ngang
Công ty phát hành | Công ty Cổ phần Truyền thông New Way Việt Nam |
Tác giả | Nguyễn Văn Quế |
Ngày xuất bản | 10-2017 |
Kích thước | 18 x 18 cm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 118 |
SKU | 2517203549987 |
Em yêu gì “ ĐỜI LÁ BAY NGANG” ?
Trên con đường đi tìm cái đẹp, đi tìm lại miền giá trị thuộc về nguồn cội, đi tìm lời giải cho câu hỏi ” Đi có phải để trở về” trong chuỗi thời gian còn lại ít ỏi của tuổi trẻ, tôi gặp Người Đàn Ông Kể Chuyện (NĐÔKC) – Nguyễn Văn Quế. Gặp anh như cái duyên của sự đam mê nghệ thuật đã được định sẵn nhưng tôi vẫn thấy mình may mắn, may mắn vì có thêm một người bạn đồng hành trên con đường đi tìm và chinh phục cái đẹp ấy. Tôi biết, trước khi sinh đứa con riêng tinh thần để đời diệu kì này thì NĐÔKC đã phải trải qua những chặng đường khó khăn rất dài, những chặng đường có cả mồ hôi, nước mắt, thậm chí là cả xương máu nữa. Anh đã vượt qua nỗi đau bệnh tật, vượt lên những khắc khoải đời thường để tiếp tục trên con đường sống với đam mê, với giấc mộng về cội – điều làm nên một cốt cách, một chân dung tự tại, một ” bản ngã” có một không hai mang tên NĐÔKC trong “Đời lá bay ngang” hôm nay.
Vẫn biết hành trình về cội là chặng đường dài đầy gian nan mà ở đó ta chẳng lường hết được những điều bất trắc có thể xảy ra. Trên con đường thơ và những câu chuyện đời bằng thơ của mình, NĐÔKC đã ý thức rất rõ về điều đó, đặc biệt là trong những năm tháng còn lại được gọi là tuổi trẻ này; anh gửi vào “ ĐỜI LÁ BAY NGANG ” cảm thức về đời người qua cái nhìn chắt lọc tinh nhạy của một trái tim trẻ giàu rung cảm, đang tha thiết với TÌNH , tha thiết với ĐỜI; để rồi từ những câu chuyện ấy anh chuyển thể thành bức tranh thông điệp đa chiều có tính hướng thiện,triết lý, nhân văn sâu sắc: Đó là hành trình trở về của đời người, kết thúc chặng đường của một phận người, tựa như thời điểm ta được sinh ra rồi ta lại tìm về sau những năm tháng mỏi gối chồn chân. Bởi đã lâu quá rồi chúng ta không biết mình lớn lên cho đến một ngày nhận ra mình suy nghĩ nhiều hơn trước, nhận ra đôi mắt mình ít ồn ào hơn trước, nhận ra đôi môi mình mỉm cười vì vui không còn nhiều như trước và nhận ra gò má mình cũng chẳng có thứ gì để chảy ướt nó đi…Cứ thế những người lớn vào đời với một nỗi cô đơn và sống từng ngày để tự đem mình ra trả giá, nên khao khát được hạnh phúc, khao khát được trở về bình an trong mỗi con người luôn là điều có thật, chỉ khác rằng ở NĐÔKC cái khao khát ấy dường như nó thường trực hơn, da diết hơn và có phần đặc biệt hơn :
“Con quay về xin thêm mẹ cái ôm/ Chẳng còn muốn lớn khôn trong vòng tay còn thơm mùi rơm rạ/ Mẹ ơi sao mẹ vẫn mặc tà áo vá / Phải chăng mẹ đã quen mùi/ Cho con xin vài câu mắng mẹ ơi”
“Nay con về như nỗi sợ mồ côi/ Nhắm mắt chạy qua đoạn đường giông gió/ Chỉ muốn bình yên, nhỏ nhoi thôi phận cỏ/ Như hoa khế thơm thoảng trong gió ngọt mềm…”
Ý thức được tuổi thơ với đầy vơi những dữ dội, ý thức được thuở thiếu thời là sự đấu tranh khốc liệt của cơm áo, của bệnh tật, của sự trải nếm trong chuỗi hành trình đầy cô đơn, NĐÔKC đã đưa vào thơ mình nỗi niềm nung nấu được trở về nhà, được trở về cội như đời lá, được trở về là chính mình theo quy luật của nhân sinh tạo hóa sau những toan lo tính toán đời thường, sau những cám dỗ, sau sự đẩy đưa của lợi danh, tiền tài. Đặc biệt là sau khi đã tự nhận ra “bản ngã” của mình đang dần bị biến dạng, đang dần bị méo mó, thì cái sự muốn được “về” một cách an toàn lại càng thôi thúc hơn bao giờ hết và nó mặc nhiên tồn tại như một nhu cầu tất yếu của con người:
“Khi tôi tự dìu bóng mình qua vùng đất cô đơn/ Là lúc học để quên những hận hờn sau mưa giăng, nắng hạn/ Ngày ngậm giọt cay, đắng trên bờ môi chát/ Là khao khát về nhà”.
“Tìm lại đi ! cái bóng một mái nhà/ Một đời ai bước qua…”
“Chỉ cần thấy bình yên thì đấy gọi là nhà../ Về thôi !”
Không chỉ đơn thuần là sự trở về bên mâm cơm với đầy đủ tiếng cười, không chỉ là trở về sau những chuyến đi xa đầy mỏi mệt, “về” ở đây đã bật ra khỏi cái ngưỡng ấy, ‘về” để được là chính mình, “về” để được là đúng mình, “về” để nhìn nhận và định vị lại giá trị của mình sau những nấc thang cuộc đời. Chỉ khi con người ta đi qua những ” vùng đất cô đơn”, qua “mưa giăng, nắng hạn”, nếm đủ mặn ngọt đắng cay, thì mới thấu cái sự về nhà nó trân quý như thế nào. Dù rằng đó chỉ là sự dừng lại tạm thời để ngày mai đi tiếp:
“Rồi ngày mai lại tiếp tục thanh tao/ Từ lúc rạng đông đến nhàn nhạt chiều tà/ Vẫn hào sảng hiên ngang đi qua vùng đất chết/ Sẽ chẳng than phiền hỏi bàn chân có mệt/ và chẳng cần ai biết ngã rẽ quay về/ Ta vẫn tiếp tục đi…”
“Khi ta chưa đi đến hết một con đường/ Sao đếm hết được những tai ương thử thách/ Không phải hiển nhiên mà con người mang trong mình sức mạnh/ Phải học cách bước đi”
” Nên họ vẫn cứ đi/ Đầy túi mang về là những gì cô độc/ Thấy không em? Họ khóc/ Mà đâu hay bài học của lẽ đời/ Và họ cứ tìm thôi…”
” Dù là không hay muốn…vẫn phải bước đi/ Bước đi, đừng đau”
“Hào sảng đời ta đường hạnh ngộ ngắn dài..”
Ai cũng biêt nỗi sợ cô đơn là nỗi sợ của cả nhân loại, nhưng đến với “ĐỜI LÁ BAY NGANG”, theo chân NĐÔKC – chàng trai 35 tuổi khoác cho tâm hồn mình chiếc áo CHÂN QUÊ ta sẽ thấy khái niệm cô đơn được nhìn qua một lăng kính khác biệt. Anh khai thác chiều sâu rồi giản đơn hóa nỗi niềm ấy thành những tiềm thức trắc ẩn mang giá trị CON NGƯỜI trên con đường HẠNH NGỘ để dẫn đưa người đọc đến miền an nhiên nhất, đến miền mà ở đó con người sẽ phải coi sự cô đơn như là điều tất yếu của cuộc sống. Hẳn phải có một trái tim giàu yêu thương, một tâm thế tự tại, một bản lĩnh sẵn sàng đón nhận những đắng cay của cuộc đời mới có thể giải phóng tâm hồn mình một cách thành công và thức tỉnh lương tri trong mỗi con người trong trẻo đến thế, mới có thể phá bỏ mọi giới hạn để tìm ra giá trị tuyệt đích trong giấc mơ về cội đẹp đến như vậy. Có thể nói miền cô đơn trong thơ NĐÔKC là tột đỉnh nhưng bạn đọc lại không hề thấy một cảm giác hoang mang chông chênh hay sợ hãi nào, ngược lại người ta lại thấy có một màu BÌNH YÊN, một giá trị NHÂN VĂN, một “NGÔI NHÀ” ẩn giấu trong đó – vô hình và khó lí giải. Tôi thấy, ranh giới giữa THƠ và ĐỜI đã bị tước bỏ trong thơ anh mà không cần một quy định bãi bỏ nào.
Mỗi câu chuyện dù được kể ở bất cứ đâu, đề cập ở bất kì góc cạnh nào của cuộc sống, dù là khi lắng lòng hay khi cất lên, tôi biết chất giọng đó chỉ có ở anh – NĐÔKC ấm áp, bao dung giữa cái “Tôi” cô đơn bền bỉ đến lạ lùng;
“Đó là ba tôi/ Người đàn ông mang hình hài lịch sử/ Người đàn ông hiến tặng thanh xuân cho hòa bình về bên nghìn giấc ngủ/ Lại về với lam lũ hồn quê…”
“Lặng im quá chiếc Radio đầu giường mấy bữa rồi không nói/ Sáng nay ba tựa gối ba ngồi/ Nhìn mùa xuân nhẹ trôi”
“ Bố ơi! Kia có phải là đại dương/ thật rộng và dài như tình thương người nuôi con lớn/ Biển cứ thức hoài và sóng xô bận rộn/ Có giống bố không trước bề bộn cuộc đời”
Ba trở về bên con ấy gọi là nhà/ Lại kể chuyện con nghe về những con đường với ngã ba, ngã bảy/ Ôm lấy ba để bình yên thức dậy/ Là ba đây con…”
“ Cha sẽ nói con nghe gió hát câu gì/ Mưa biết thầm thì những khi trời trở dạ/ Con sẽ hiểu vì sao lúc mùa về hàng cây thay lá/ Nảy mầm là như đã hồi sinh…”
“Em chưa được về thăm quê mẹ nón mê/ thăm tuổi thơ anh/ để gieo hạt cỏ xanh, vá vết sẹo con đê sau mùa mưa lũ/ Nơi có cha anh tuổi xế chiều mất ngủ/ Vẫn biết anh là người đàn ông đã cũ từ lâu…”
“Ta đi về phía nhau/ như dòng sông không bận lòng nơi bắt đầu hay khi nào ngừng chảy/ Vẫn miệt mài như vậy / Biển một ngày quyện lấy đời sông”
“Xin cứ là em của mùa xuân ngày trước/ Để ta thu đánh cược với nắng vàng/ Gió cuốn đơì chiếc lá bay ngang…”
Cuộc đời là một chuỗi hành trình dài mà ở đó mỗi lựa chọn của chúng ta sẽ mở ra một lối đi mới. Lối đi nào cũng sẽ dẫn tới một “Ta” ở phía cuối con đường. Đi rồi sẽ đến theo quy luật tuần hoàn của tạo hóa. Người đàn ông kể chuyện vận dụng triệt để nguyên tắc đó vào trong thơ và biến nó thành một dòng chảy bất tận cuốn hút lạ kì. Anh đề cao sự dừng lại trong kiếp người, và sự dừng lại ấy mang một giá trị bất biến, trường tồn:
“Bối ơi/ sao bố chẳng nói gì/ Con tưởng rằng bố đã trút ưu phiền trên những chuyến đi/ và chỉ giữ lại những gì đẹp nhất/ Nhưng con thấy bình yên khi bên người là thật/ Dù là thị thành hay bùn đất đồng quê / Như người nói với con – đi là để trở về”
Bởi “Ai được sinh ra cũng có những đặc quyền/ Được hi vọng và mơ về một miền hạnh phúc/ Bình yên là có thực/ Sẽ có lúc quay về”
Em yêu gì ” ĐỜI LÁ BAY NGANG” …
Reviews
Clear filtersThere are no reviews yet.