Description
Thông tin chi tiết về Phá Rào Trong Kinh Tế Vào Đêm Trước Đổi Mới – Năm 1986
Ngày xuất bản | 11-2017 |
Kích thước | 16 x 22 x 2 cm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tri Thức |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 532 |
SKU | 6646421307980 |
PHÁ RÀO TRONG KINH TẾ VÀO ĐÊM TRƯỚC ĐỔI MỚI NĂM 1986
SG Trading xin giới thiệu quyển sách Phá Rào Trong Kinh Tế Vào Đêm Trước Đổi Mới. Quyển sách này là một chút hoài niệm về kinh tế Việt Nam sau những năm giải phóng, bối cảnh phản ánh rõ đời sống khó khăn của nhân dân ta. Nhưng trên hết, học từ những sai lầm trong quá khứ, luôn là bài học quý giá nhất. Hãy tận hưởng những thành công ở hiện tại, cũng như hãy trân trọng những gì đã trải qua.
“Đời thay đổi khi ta thay đổi”
Mọi đổi mới đều bắt đầu từ đổi mới tư duy. Cách nghĩ cũ tạo ra mô hình cũ. Cách nghĩ mới tạo ra mô hình mới. Vậy thì trong những bộ óc chủ chốt thời đó, cách nghĩ cũ chuyển sang cách nghĩ mới như thế nào?
Mục tiêu của cuốn sách này là góp phần dựng lại một bức tranh sống động, phong phú về những tìm tòi, tháo gỡ trong thời kỳ “phá rào” đó.
Nói đến phá rào, trước hết cần trả lời câu hỏi: Hàng rào là những gì?
Đó chính là những thể chế, những nguyên tắc của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung được hình thành ở Liên Xô và sau đó được áp dụng tại hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Ở Việt Nam, mô hình này được áp dụng đầu tiên ở miền Bắc khi bước vào thập kỷ 60. Ngay từ thời kỳ đó, nó cũng đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Đảng, Nhà nước, nhiều nhà kinh tế và nhiều cán bộ địa phương khi thấy rõ điều đó đã có ý thức tìm tòi giải pháp để khắc phục. Các phong trào “Ba xây, ba chống”, “Cải tiến quản lý hợp tác xã”, “Cải tiến quản lý xí nghiệp”… được phát động chính là do người ta đã phát hiện ra những vướng mắc của mô hình này và thử tìm cách khắc phục. Nhiều nhà kinh tế cũng đã đề xuất một số ý kiến có tính chất đột phá như: Đa phương hóa xuất nhập khẩu, vận dụng quy luật giá trị trong việc hình thành giá thu mua. Một số địa phương, do sớm nhìn ra những nhược điểm của mô hình hợp tác xã nông nghiệp, đã chủ động áp dụng cơ chế khoán (có nơi áp dụng lén lút như ở Kiến An, Hải Phòng năm 1962; có nơi tiến hành công khai và đại trà trên toàn tỉnh như Vĩnh Phúc năm 1966-1968). Tất cả những mũi đột phá đó đều không đi tới đích như dự kiến. Một phần vì quan hệ quốc tế lúc đó, một phần cũng vì trình độ tư duy chung của cả xã hội đương thời chưa chín muồi cho việc đổi mới. Vả lại, trong hoàn cảnh chiến tranh, nhiệm vụ đánh giặc được đưa lên hàng đầu, nên những ý tưởng cải cách vẫn còn phải chờ đợi nhiều thập kỷ nữa.
Từ sau giải phóng miền Nam, mô hình kinh tế của miền Bắc được áp dụng cho cả nước. Nhưng hoàn cảnh lúc này đã khác. Nền kinh tế của miền Nam có hàng loạt đặc điểm mà không thể đơn giản áp đặt mô hình kinh tế của miền Bắc vào. Những phản ứng từ cuộc sống không dễ dập tắt chỉ bằng mệnh lệnh, lại càng không thể chỉ bằng một nhát đập bàn của một ai đó. Trước sự sa sút hiển nhiên về kinh tế từ những năm 1978-1979, khó còn có thể tiếp tục giải thích bằng những nguyên nhân nào khác ngoài bản chất cơ chế kinh tế và sự bất lực của những phương sách cứu chữa cũ. Từ đây, bắt đầu thời kỳ rất sống động của việc tìm tòi.
Rất nhiều biện pháp phá rào đã diễn ra ở các đơn vị, các địa phương, rất đa dạng và phong phú về phương pháp, về bước đi, về kết quả và nhất là về những phản ứng dây chuyền dẫn tới những sửa đổi của chính sách.
Dưới đây, xin lựa chọn 20 cuộc phá rào mà tác giả thấy có thể coi là tiêu biểu cho một ngành nghề, một lĩnh vực, một “nghệ thuật”…
Tất nhiên, khi đã phải phá rào tức là hàng rào có vấn đề. Nhưng mặt khác, đã phải dùng đến giải pháp phá rào thì ngoài những kết quả tích cực, cũng khó tránh khỏi một hệ quả tiêu cực là làm suy giảm hiệu lực của kỷ cương, làm tăng tính tự phát và tạo ra thói quen tùy tiện. Có những tìm tòi lúc ban đầu là đúng hướng, nhưng sau đó, khi cơ chế chính sách đã được sửa đổi, mà cứ đi tiếp theo hướng tự phát thì rất có thể lại mắc phải những sai lầm, tiêu cực, thậm chí sa vào vòng lao lý. Đó cũng là điều khó tránh trong sự nghiệp chuyển đổi của cả một nền kinh tế từ cơ chế cũ sang cơ chế mới, với biết bao thách thức khó khăn, phức tạp, cạm bẫy. Trong cuốn sách này, mục đích chính của tác giả chỉ là tôn vinh tinh thần tìm tòi, sáng tạo của những cơ sở, của những con người đã tìm được hướng đi đúng, không những cho cơ sở của mình, mà còn tìm ra hướng đi chung cho cả nền kinh tế.
Tác giả đã quan tâm đến chủ đề này từ khoảng 15 năm qua. Đó cũng là thời gian của suy nghĩ, tìm kiếm tư liệu và tiến hành khảo sát tại hàng chục tỉnh và thành phố, sục sạo rất nhiều cơ sở, phỏng vấn hàng trăm người khắp từ Bắc chí Nam, và cả người Việt ở nước ngoài trong các chuyến đi khảo sát ở Nga và Đông Âu để hiểu tường tận hơn những luồng hàng đánh đi và đánh về; lại tận dụng những chuyến đi họp và giảng dạy ở Mỹ, Pháp, Úc, Anh để khám phá những cách thức gửi tiền và hàng về nước, đặc biệt là hệ thống ngân hàng ngầm.
Đặt sách để cùng nhìn lại kinh tế Việt Nam những năm sau giải phóng!
SG Trading
———————————————————————
MỤC LỤC
Phần mở đầu
TỪ GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC ĐẾN “CỞI TRÓI” CHO SẢN XUẤT
I. Từ đại thắng đến đại hội
1. Mô hình kinh tế từ miền Bắc
2. Những vận hội sau ngày giải phóng
3. Hội nghị Trung ương lần thứ 24
4. Đại hội Đảng lần thứ IV
II. Thiếu hụt, khủng hoảng và ách tắc
1. Viện trợ Mỹ được thay bằng cấm vận của Mỹ
2. Thiên tai – địch họa
3. Viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa cũng giảm sút
4. Liệu pháp cải tạo
5. Kế hoạch 5 năm 1976-1980
Phần I
TỪ XÍ NGHIỆP “XÉ RÀO” ĐẾN NHÀ NƯỚC SỬA ĐỔI “HÀNG RÀO”
Chương 1. “Bung ra” và “cởi trói” tại hội nghị trung ương 6 (1979)
1. Thông báo số 10-TB/TƯ của Bộ Chính trị và những bừng tỉnh đầu tiên về quan điểm kinh tế
2. Đột phá tại Hội nghị Trung ương 6
Chương 2. Xí nghiệp Dệt Thành Công – từ “hấp hối” đến lá cờ đầu
Chương 3. Nhà máy Dệt lụa Nam Định – “lệ làng” thành “phép vua”
Chương 4. Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội – một tháng bằng nửa năm
1. Từ buông ra…
2. Đến bung ra
Chương 5. Cơ chế ăn chia ở Xí nghiệp Đánh cá Côn Đảo – Vũng Tàu
Chương 6. Seaprodex – Mô hình tự cứu: Tự cân đối, tự trang trải, mở và hội tụ
1. “Từ đầu voi” đến “đuôi chuột” trong kế hoạch 5 năm lần thứ II
2. Từ “buông ra” đến “bung ra”
3. Mô hình tự cân đối
4. Liên doanh liên kết theo phương châm lấy mở để hội tụ
5. Tính thuyết phục của những kết quả
Chương 7. Khoán ở Công ty Xe khách Miền Đông Thành phố Hồ Chí Minh
1. Tình hình trước khi thành lập công ty
2. Sự ra đời mô hình công ty quốc doanh vận tải hành khách
3. Phương pháp xây dựng kế hoạch
4. Thực tế của Input
5. Thực tế ở Output
6. Quá trình chuyển đổi cơ chế từ “bung ra”, “phá rào” tới cải cách
Tiểu kết phần I. “SỬA RÀO”
Phần II
TỪ TIỂU NÔNG CÁ THỂ LÊN SẢN XUẤT LỚN RỒI VỀ VỚI KINH TẾ HỘ
Chương 8. “Khoán Kim Ngọc” ở Vĩnh Phúc
1. Mô hình hợp tác xã và những vấn đề
2. Con đường đi tới quyết định “đột phá”
3. Phương thức khoán
4. Phản ứng từ thực tiễn
5. Những phản ứng khác nhau từ Trung ương
6. Tự phê bình và “sửa sai” cái đúng
Chương 9. Khoán ở Hải Phòng
1. Thách đố mới: Sau giải phóng… vẫn chưa được giải phóng
2. Đoàn Xá – đốm lửa từ một xã đi ăn mày
3. Sự “sáp nhập” về tư duy
4. Từ xã Đoàn Xá đến huyện Đồ Sơn
5. Từ Đồ Sơn lên thành phố
6. Sang huyện Kiến An
7. Lên đến Trung ương
8. Từ Trung ương đến cả nước
Chương 10. Chuyện “tày đình”, nhưng trót lọt – Giải thể các tập đoàn máy kéo ở An Giang
1. Sự hình thành các trạm máy kéo
2. Chế độ thanh toán
3. Thức tỉnh và đột phá
Chương 11. Từ chính sách Tam nông ở An Giang: đến Nghị quyết 10 ở Bộ Chính trị
1. Tập thể hóa nông nghiệp ở miền Nam – chủ trương, bước đi, ách tắc
2. Từ chính sách Tam nông đến Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị
Chương 12. Khoán ở Nông trường Sông Hậu
1. Giao đất cho nông dân
2. Tạo vốn ban đầu
Tiểu kết phần II
Phần III
TỪ ”MUA NHƯ CƯỚP, BÁN NHƯ CHO” ĐẾN THUẬN MUA VỪA BÁN
Chương 13. Giá – Hơn 20 năm đấu tranh
1. Bắt đầu ở miền Bắc, với vấn đề giá nông sản
2. Tiếp diễn ở miền Nam
3. Thay đổi nhân sự và tổng điều chỉnh giá – thắng lợi bước đầu
Chương 14. Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh dùng “xe cứu đói” vượt “đèn đỏ”
1. Từ tính cách một con người đến tính cách một tập thể
2. Tình hình lương thực thành phố những năm sau giải phóng
3. “Tổ buôn lậu gạo”
4. Từ lề đường vào chính lộ
Chương 15. An Giang phá giá mua lúa, làm rung chuyển hệ thống “giá chỉ đạo”
1. Tình hình thu mua theo cơ chế cũ
2. Đột phá về mua lúa
3. Kết quả trực tiếp: Mua lúa vượt mức kế hoạch
4. Những phản ứng dây chuyền của việc đột phá giá mua lúa
Chương 16. Long An bỏ tem phiếu, chuyển sang cơ chế một giá
1. Bối cảnh
2. Ý tưởng
3. Cuộc thử thách thứ nhất 1977-1978
4. Tìm kiếm sự đồng thuận
5. Những bước tiến tới cải tiến mua và bán
6. Những kết quả hiển nhiên
7. Sự lan tỏa của mô hình Long An
Chương 17. Từ Kho bạc An Giang đến hệ thống Kho bạc cả nước
1. Hoạt động ngân sách quốc gia
2. Thành lập Kho bạc Nhà nước tỉnh An Giang
3. Kho bạc Nhà nước An Giang thực hiện những ý tưởng sáng tạo. Tự ngân khố lo được tiền mặt
Tiểu kết phần III
Phần IV
TỪ ĐỘC QUYỀN NGOẠI THƯƠNG CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẾN NHỮNG “RỪNG” IMEX
Chương 18. Những đường dây buôn bán tư nhân với nước ngoài
1. Với Liên Xô và Đông Âu
2. Với Lào
3. Với Campuchia
4. Hàng Vosco
5. Thị trường ngầm trong nước đối với khách quốc tế
6. Thanh toán ngầm và ngân hàng ngầm
Chương 19. Các “IMEX”
1. “Trói”
2. Hai hình thức cởi trói “lén” đầu tiên sau giải phóng: “Cấp cứu” và trao đổi trực tiếp
3. Sự ra đời của các “IMEX”
4. Lách cơ chế bằng phương thức “kiều hối nguyên liệu”
Chương 20. Vietcombank – Người “tiếp tay”
1. Vietcombank và ý tưởng đột phá đầu tiên ra thị trường tài chính thế giới
2. Hai mươi năm sau
3. Vai trò đầu tàu của Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu kết phần IV
Thay kết luận
NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ NHỮNG MŨI ĐỘT PHÁ
1. “Xả lũ” chứ không “vỡ bờ”
2. Sức sống của kinh tế thị trường
3. Bắt đầu từ cuộc sống, từ dân, từ dưới lên
4. Những điểm tựa lịch sử
5. Từ mâu thuẫn đến đồng thuận
6. Vừa đi vừa mở đường
7. Hệ quả hai mặt
8. Tổng quan về lộ trình
9. So sánh quốc tế
Reviews
Clear filtersThere are no reviews yet.