Description
Thông tin chi tiết về Bộ Danh Tác Việt Nam: Đời Thừa, Việc Làng, Hai Đứa Trẻ
Tác giả | Ngô Tất Tố, Thạch Lam, Nam Cao |
Kích thước | 13.5 x 20.5cm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Văn Học |
Loại bìa | Bìa mềm |
SKU | 1496924587106 |
Đời Thừa
Đời thừa – ấn bản mới phát hành của Trí Việt Books tuyển chọn những truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao xoay quanh cuộc sống người trí thức, với những tuyên ngôn để đời của nhà văn Nam Cao về văn chương, nghệ thuật.
Ớ đề tài người trí thức tiểu tư sản, đáng chú ý là các truyện ngắn: Giăng sáng, Truyện tình, Đời thừa, Mua Nhà văn Nam Cao đặc biệt đi sâu vào những bi kịch tâm hồn của họ, qua đó, đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn. Những tác phẩm đó đã phê phán sâu sắc xã hội phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời, đã thể hiện sự tự đấu tranh bên trong của người trí thức tiếu tư sản trung thực cố vươn tới một cuộc sống đẹp đẽ, thực sự có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người.
Qua sáng tác của mình, Nam Cao thể hiện quan điểm nghệ thuật rằng, một tác phẩm văn học phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người.
“Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và “Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”. Ông đòi hỏi nhà văn phải có lương tâm, có nhân cách xứng với nghề; và cho rằng sự cẩu thả trong văn chương chẳng những là bất lương mà còn là đê tiện.”
Việc Làng
Ngô Tất Tố để lại nhiều tác phẩm có giá trị thuộc nhiều thể loại, tiêu biểu như các tiểu thuyết Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940), các phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940).
Trong tập phóng sự Việc làng, làng Việt Nam cổ xưa đã biến thành một triều đình phong kiến thu nhỏ, lợi dụng sự mê tín của dân chúng, thực dân phong kiến đã giở mọi trò lừa bịp nhằm thực hiện chính sách ngu dân, bóc lột.
“Thế mà hết đời này sang đời khác người ta vẫn nhẫn tâm bắt dân đeo cái xích sắt ấy mà lại muốn cho dân cường nước thịnh thì cũng lạ thay!” (trích Cứ để cho nó chết). “Hủ tục không phải là thứ thiên kinh địa nghĩa, nó vẫn có thể thay đổi. Vậy mà nó vẫn được coi như vị thần thiêng, không ai dám động đến nó Lạ thay!” (trích Lớp người bị bỏ sót).
Phóng sự việc làng chứa đựng một khối lượng kiến thức sâu rộng, được ghi lại rất cụ thể, rành mạch, đã lôi cuốn bạn đọc đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác rất chi tiết về bộ mặt nông thôn với hàng loạt phong tục, hủ tục diễn ra liên miên dai dẳng trong đời sống và xã hội dân quê cách đây non một thế kỷ.
Chuyện ăn uống chốn đình trung được khai thác ở rất nhiều khía cạnh, góc độ tưởng như để tố cáo, lên án những hủ tục “quái gỡ”, “mọi rợ”, đẩy người dân vào cảnh điêu đứng, khốn cùng, nợ nần, thậm chí có người phải thắt cổ tự tử cũng chỉ vì miếng ăn cho làng. Nhưng không, phải nhìn cho thấu “làng” ở đây đâu phải để nói tới những người dân làng nói chung, những kẻ khốn cùng mà là để vạch mặt những kẻ đặt ra và duy trì những hủ tục ấy, dựa vào nó để kiếm lợi, củng cố quyền lực trên mồ hôi nước mắt, thậm chí cả xương máu của dân đen, con đỏ… Hiểu như thế mới thấy được tác dụng của thiên phóng sự này. Bằng tấm lòng “vị tha” rất phương Đông, Ngô Tất Tố nhìn vào hiện thực mà lên án nạn thịt xôi ở chốn “cửa Khổng sân Trình”, phê phán tâm lý hiếu danh, tiêu cực của người dân làng xã nhưng không xem đó là bản chất của họ. Đấu tranh cho con người, Ngô Tất Tố không chỉ biết vạch ra, phê phán mà còn thông cảm với họ, nếu có điều kiện thì đề cao họ và trực tiếp vạch mặt những kẻ gây ra khổ cảnh của họ.
Hai Đứa Trẻ
Cuốn sách tập hợp những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Thạch Lam: Nắng trong vườn, Gió lạnh đầu mùa, Tiếng chim kêu, Đứa con đầu lòng, Bắt đầu, Nhà mẹ Lê, Một cơn giận, Hai đứa trẻ, Đứa con, Trong bóng tối buổi chiều, Cuốn sách bỏ quên, Dưới bóng hoàng lan,
“Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thể giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn.”
Reviews
Clear filtersThere are no reviews yet.