Mô tả
Thông tin chi tiết về Bộ Danh Tác Việt Nam: Trúng Số Độc Đắc, Kỹ Nghệ Lấy Tây, Tắt Đèn
Tác giả | Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng |
Kích thước | 13 x 20.5 cm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Văn Học |
Loại bìa | Bìa mềm |
SKU | 2812945023949 |
Trúng Số Độc Đắc
Là câu chuyện về sự phá sản của giá trị con người trước mãnh lực đồng tiền. Bất cứ ai, một khi tiếp xúc với đồng tiền đều bị nó đè bẹp. Mọi nhân vật đều bị “đốt cháy” thành than đen, dù đó là thượng lưu trí thức hay kẻ hạ lưu vô học, là người thông minh hay kẻ dốt nát. Trước mãnh lực của tiền, tất thảy đều thuần phục một cách hèn hạ, không loại trừ thành phần, giới chức nào trong xã hội.
Trúng Số Độc Đắc của Vũ Trọng Phụng cũng chỉ ra rằng: mọi sự ở đời đều có hai mặt. Đồng tiền tạo giá cho con người được thì nó cũng có thể lột bỏ chính những giá trị đó một cách dễ dàng. Suy cho cùng, cuộc sống, hay nói cụ thể hơn là cảm nhận về cuộc sống của con người lại cũng không tùy thuộc vào tiền bạc. Tiền bạc tuy có tạo điều kiện cho con người truy tìm và hưởng thụ lạc thú, song lại chứa đầy bất trắc. Tất cả những chuyện đó dẫn đến cái phù phiếm, vô lý và vô nghĩa của cuộc đời. Trúng Số Độc Đắc, do đó là một tác phẩm chứa đầy những suy tưởng bi quan nhất của Vũ Trọng Phụng.
Trúng số độc đắc có đầy đủ mọi yếu tố của một “tiểu thuyết luận đề”. Tác giả đã tận dụng mọi cơ hội để phát biểu những suy ngẫm, quan niệm của mình về con người, về cuộc sống. Và cái cách thức thể hiện thật ra cũng đơn giản: dùng đồng tiền để thử. Khi “nhúng” các nhân vật của mình qua cái “dung dịch tiền “, ông hoảng hốt nhận thấy tất cả đều “bị đổi màu”.
KỸ NGHỆ LẤY TÂY
Nhiều sự thật nhơ nhớp và chua chát về cách sống và chân dung đa dạng của những “me tây” đã bị Vũ Trọng Phụng bóc trần, ở đó, lấy chồng Tây trở thành một dạng nghề, có chọn hàng, phân loại, trả giá… Người phụ nữ trở thành những người “thợ đàn bà”, bị xã hội khinh rẻ gọi là các “me Tây”.
Tắt Đèn
Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố phản ánh rất chân thực cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỷ XX dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Tác phẩm xoay quanh nhân vật chị Dậu và gia đình – một điển hình của cuộc sống bần cùng hóa sưu cao thuế nặng mà chế độ thực dân áp đặt lên xã hội Việt Nam. Trong cơn cùng cực chị Dậu phải bán khoai, bán bầy chó đẻ và bán cả đứa con để lấy tiền nộp sưu thuế cho chồng nhưng cuộc sống vẫn đi vào bế tắc, không lối thoát.
Trong tác phẩm, cảnh đời tràn nước mắt của gia đình chị Dậu đã được tái hiện một cách sống động trong từng câu chữ, chi tiết văn học với nhiều cung bậc cảm xúc của tác giả khiến người đọc không khỏi xúc động.
Trích đoạn
“Bắt đầu từ gà gáy một tiếng, trâu bò lục-tục kéo thợ cầy đến đoạn đường phía trong điếm tuần. Mọi ngày, giờ ấy, những con-vật này cũng như những người cổ cầy, vai bừa kia, đã lần lượt đi mò ra ruộng làm việc cho chủ. Hôm nay, vì cổng làng chưa mở, chúng phải chia quãng đứng rải rác ở hai vệ đường, giống như một lũ phu vờ chờ đón những ông quan lớn.
Dưới bóng tối của rặng tre um tùm, tiếng trâu thở hì hò, tiếng bò đập đuôi đen đét, sen với tiếng người khạc khúng khắng. Cảnh tượng điếm tuần thình lình hiện ra trong ánh lửa lập lòe của chiếc mồi rơm bị thổi. Cạnh giẫy sào, giáo ngả nghiêng dựng ở giáp tường, một lũ tuần phu lố nhố ngồi trên lớp chiếu quằn quèo. Có người phì phò thổi mồi. Có người ve ve mồi thuốc và chìa tay chờ đón điếu đóm. Có người há miệng ngáp dài. Có người đang hai tay dụi mắt. Cũng có người gối đầu trên cái miệng hiệu sừng trâu, ngảnh mặt vào vách mà ngáy. Cái điếu cày và cái đóm lửa bị năm, sáu người chuyền tay, chiếu đi, chiếu lại độ vài ba vòng, ánh lửa lại tắt, trong điếm chỉ còn tiếng nói chuyện rầm rầm.Gà gáy giục. Trời sáng mờ mờ.”
Đánh giá
Clear filtersChưa có đánh giá nào.