Mô tả
Thông tin chi tiết về Bộ Truyện Vũ Trọng Phụng: Lấy Nhau Vì Tình, Cơm Thầy Cơm Cô Và Cạm Bẫy Người
Tác giả | Vũ Trọng Phụng |
Kích thước | 13.5 x 20.5 cm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Văn Học |
Loại bìa | Bìa mềm |
SKU | 5211848539859 |
Lấy Nhau Vì Tình
Trong những năm 30 của thế kỷ XX, thanh niên nam nữ mới tiếp thu văn hóa phương Tây, muốn thoát ly khỏi gia đình phong kiến, chống lại quyền cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, phần lớn cho rằng lấy nhau vì tình yêu mới là hợp lý, mới có hạnh phúc vợ chồng.
Không say sưa với không khí lãng mạn chủ nghĩa ấy, Vũ Trọng Phụng năm 1937, đã sáng suốt tự hỏi: nhưng hôn nhân chỉ vì tình yêu thì có phải bao giờ cũng tốt đẹp, và cũng đem đến hạnh phúc cho gia đình? Ông đã trả lời câu hỏi ấy bằng cuốn tiểu thuyết Lấy nhau vì tình.
Lấy nhau vì tình là một cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội, mà hiện thực xã hội thì vẽ ra thật trung thành và sinh động, mà tâm lý nhân vật thì phân tích tinh vi và sâu sắc.
Cơm Thầy Cơm Cô Và Cạm Bẫy Người
Nhà văn VŨ TRỌNG PHỤNG (1912-1939) đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Cơm thầy cơm cô và Cạm bẫy người cũng là những phóng sự nổi tiếng của nhà văn. Ngòi bút của ông không chỉ ghi được sự thực mà còn ghi được cả cái thực trạng của sự thực. Những tác phẩm của ông có ảnh hưởng sâu rộng, xứng đáng là một nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam.
Nếu phải giới thiệu thiên Cạm bẫy người về phương diện phóng sự, thì tài nghệ của tác giả trong những tác phẩm trên cũng đủ làm đảm bảo chắc chắn rồi. Nhưng đây không chỉ là một thiên phóng sự. Nó thuộc hàng những tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng, có thể vạch phương hướng cho văn nghệ, giúp được tài liệu cho thế hệ sau khảo xét về giai đoạn hiện thời.
Phóng sự Cạm bẫy người (1933) viết về nạn cờ bạc bịp ở Hà Nội. Để thấy cái tệ nạn cờ bạc rộng lớn và tai hại đến đâu, Vũ Trọng Phụng đã điều tra cái làng bịp, vạch ra tổ chức của nó, phác họa chân dung, mô tả chân tướng của dân làng bịp, tường thuật cách hành nghề của họ rõ ràng, sinh độ Viết Cạm bẫy người là tố cáo một tệ nạn xã hội và nêu lên những bi kịch do những tay săn mòng gây ra cho những gia đình của bọn tín đồ “tôn giáo đỏ đen”.
Với thiên phóng sự Cơm thầy cơm cô gồm mươi chương, đoạn trích chương ba và chương bốn là hai chương tiêu biểu của phóng sự nổi tiếng này. Qua đoạn trích chúng ta sẽ thấu hiểu được cảnh cơ cực, cùng quẫn của những người lâm vào cuộc sống cơ hàn trong xã hội cũ. Nhà văn trong vai nhân vật “tôi” đi xin việc, đã tái hiện lại một xã hội đầy bất công mà ông gọi là “chó đểu”.
Nhân vật “tôi” đóng vai người điều tra phỏng vấn đã được mắt thấy tai nghe ở cái “ngã tư đường”, nơi tụ họp của những người thất nghiệp, ở đó có sự bất công đến lạ lùng, mụ “đưa người” thì thừa cơ dùng những thủ đoạn, những món nghề ra mà tác oai trước mặt bao kẻ cùng quân, tội nghiệp. Hiện lên trước mặt chúng ta là đám người “ngồi dơ mặt cho ruồi bâu” và số phận của họ trên con đường kiếm kế sinh nhai. Phải cho rằng tình cảnh của những người lao động thất nghiệp ấy đã rơi vào tình thế bi đát nhất. Cứ xem cảnh sinh hoạt của họ, ta sẽ phải chua xót thay cho những thân phận cơ hàn ấy. Người ta nói chuyện rầm rì huyên thuyên lên, cái đó đã cố nhiên. Người ta lại chửi nhau, “vui vẻ bắt chấy cho nhau, cắn cho đỡ đói”. Quả là một bi kịch thảm khốc của người lao động thất nghiệp. Dường như ở họ, cái lối thoát chật chội chỉ còn biết dựa vào sự may rủi của cách xin việc khốn khó đó. Ấy thế mà giá cả thuê mướn lại còn bị kẻ môi giới ăn bớt, ăn xén. Những sự việc đó đều được nhân vật “tôi” chứng kiến qua quá trình điều tra phỏng vấn của mình.
Trong văn học nói chung và thể phóng sự nói riêng để tạo ra cho tác phẩm một sức sống lâu bền với thời gian, nhà văn không chỉ xây dựng cốt truyện với những chi tiết, tình huống truyện độc đáo giàu giá trị nội dung mà qua đó còn quan tâm đến tính nghệ thuật của tác phẩm. Thật vậy, trong hai phóng sự Cơm thầy cơm cô và Cạm bẫy người, tác giả Vũ Trọng Phụng đã thành công trong việc thể hiện tài năng nghệ thuật của mình. Với lối văn sắc sảo, cay độc mang tính chất châm biếm, đoạn trích ở hai chương phóng sự này giàu tính giá trị nghệ thuật đặc sắc tạo cho người đọc cuốn vào những diễn biến của tác phẩm.
Đánh giá
Clear filtersChưa có đánh giá nào.