Description
Thông tin chi tiết về Combo 3 quyển sách Sao Con Hỏi Mà Con Kiến Không Trả Lời, Khi Quá Buồn Hãy Tưới Nước Cho Một Cái Cây, Đêm Nay Con Có Mơ Không? (Tặng kèm bookmark danh ngôn hình voi)
Tác giả | Trương Huỳnh Như Trân, Trương Gia Hòa, Trần Lê Sơn Ý |
Loại bìa | Bìa mềm |
SKU | 4951514299878 |
Sao Con Hỏi Mà Con Kiến Không Trả Lời
Làm cha mẹ, theo một nghĩa nào đó là tận hưởng lại tuổi thơ thêm một lần nữa và cùng con khôn lớn, trưởng thành. Thế giới của con trẻ vô cùng tươi đẹp, sinh động và đầy sắc màu, nhưng không phải bao giờ các bậc làm cha làm mẹ cũng thấy được điều đó.
Sao con hỏi mà con kiến không trả lời với những câu chuyện nhỏ về cuộc sống, tính cách, thói quen của ba đứa trẻ trong một gia đình sẽ khiến nhiều người trong chúng ta – có lúc cười ồ thích thú, có lúc cảm động rưng rưng nhưng cũng không ít lần giật mình thảng thốt. Bột – Gạo – Nếp, với tất cả sự hồn nhiên của mình qua trang viết của nhà báo, nhà thơ Trần Lê Sơn Ý, hiện lên vô cùng sống động.
Khi nhà bạn có ba đứa trẻ, nghĩa là bạn có cả… ba thế giới để lo lắng, chỉ dạy và yêu thương. Với chị Sơn Ý, thế giới mà Bột – Gạo – Nếp mang lại cho chị thật sự đầy màu sắc và cảm xúc. Nơi đó, chị trải qua rất nhiều “thời kỳ hồng – thời kỳ xanh” khác nhau của từng đứa trẻ. Những lần con bịnh, chán ăn, những ngày con khó ở, những ngày con vui vẻ,… đều được chị ghi nhớ và ghi lại bằng giọng văn, khi thì tình cảm, lúc thì ngạc nhiên và lắm lúc thì đầy băn khoăn trăn trở.
Cũng phải thôi, làm mẹ là công việc đầy thách thức khi mà yêu cầu và nhu cầu ở bên con thì nhiều mà quỹ thời gian lại vô cùng hạn hẹp. Gói gọn trong 24 giờ một ngày mà hàng tá công việc cả có tên lẫn không tên đều cần giải quyết, nào là việc công sở, nào là chuyện bếp núc, ăn uống tắm rửa, đưa đón, chơi đùa cùng con,… Thế nên, khi nghe con nói rành rọt từng từ “Út đi, út bỏ Nếp một mình Nếp buồn làm sao”, “bà-mẹ-ba-con-thần-thánh” ấy phải thốt lên “mẹ vẫn ít thì giờ cho con quá!”; hay khi bỏ lỡ một khoảnh khắc tuyệt vời nào đó của con, chị ngậm ngùi: “không phải lúc nào mẹ cùng bắt được những khoảnh khắc đẹp đẽ dù ở ngay ở bên cạnh con”.
Sự trưởng thành của các con là điều cha mẹ nào cũng mong đợi. Nhưng khi nhận ra con lớn nhanh quá mà bản thân mình lại không theo kịp, không ít bậc cha mẹ phải giật mình. Hiểu rõ điều đó, tác giả luôn cố gắng bên con nhiều nhất, tận hưởng những khoảnh khắc thơ trẻ của con bằng cách đưa con đi chơi công viên, đi Thảo Cầm Viên, chơi đồ hàng, diễn kịch, đọc thơ đọc sách cùng con mỗi tối,… Có lúc, giữa áp lực của hàng trăm thứ, không kiềm chế được mình, chị đã nóng nảy la mắng con. Dù biết rằng năng lực mỗi người là giới hạn, dù biết phải tự tha thứ cho mình, thì người mẹ ấy vẫn không khỏi nặng lòng. Và có lúc, khi nghe con trai bảo, “Con hỏi kiến ơi, tại sao mọi người lại yêu quý bạn”, chị đã sững sờ rất lâu và tự hỏi mình, “Mẹ biết gì về sự nhẫn nại? Mẹ biết gì về lòng yêu quý? Mẹ biết gì về con?”.
Nếu nói cha mẹ là người thầy đầu tiên của con thì theo một nghĩa nào đó, con trẻ cũng chính là những người thầy của các bậc cha mẹ. Từ con trẻ, ta học được sự hồn nhiên, giản đơn, bao dung cùng tình yêu vô điều kiện – những điều mà ta đã đánh mất trong quá trình trưởng thành. Đọc Sao con hỏi mà con kiến không trả lời?, đọng lại trong ta là sự trong trẻo của Bột – Gạo – Nếp, là những tâm sự, trở trăn của một bà mẹ trẻ hiện đại và điển hình. Ta cũng học được không ít bài học để biết cách đồng hành cùng con trên mỗi bước trưởng thành. Trên hết, mỗi trang sách là một lời nhắc nhở rất khẽ để ta ghi nhớ rằng, “tuổi thơ con trôi qua rất nhanh”, nên hãy chầm chậm thôi, khi ở bên con và tận hưởng đi, những tháng ngày con thơ bé…
Khi Quá Buồn Hãy Tưới Nước Cho Một Cái Cây
Hãy cứ nhìn một đứa bé đang tưới nước cho một cái cây, bạn sẽ thấy mọi thứ đơn giản hơn nhiều. Đứa bé ba tuổi biết cẩn thận cầm bình tưới, nghiêng vừa đủ để nước từ từ chảy xuống chậu cây nhỏ bé. Nỗi buồn tuần tự tan đi. Đứa bé sẽ học được bài học mới mẻ đầu đời: nỗi buồn là tất yếu, và cũng sẽ tất yếu tan mau, chỉ cần mình khéo một chút, kiên nhẫn một chút thôi…
Từng chút, từng chút một, mẹ là “người bạn lớn” dạy con những bài học nho nhỏ đầu đời… Mẹ thủ thỉ rù rì, mẹ ầu ơ ví dầu, mẹ mang cho tuổi thơ con hôm nay nơi phố thị đủ đầy tình yêu đất đồng xứ sở và niềm vui thơ ngây với cỏ cây, mưa nắng… Tuổi thơ mẹ, tuổi thơ con kết nối bằng sợi dây mẫu tử thiêng liêng và kì diệu, bằng dây bầu dây bí trên ban công nhà phố và những thức quà ấu thơ…
Tác phẩm đoạt giải sách Hay ở hạng mục Sách Thiếu Nhi năm 2018.
Đêm Nay Con Có Mơ Không?
Không “đao to búa lớn” để làm nên sự vĩ đại, từng mẩu chuyện nhỏ mà Trương Gia Hòa mang đến cho bạn đọc đôi khi chỉ là những ghi chép tỉ mẩn của một bà mẹ công chức “bỉm sữa” yêu con, vừa đi làm, vừa vén khéo chuyện nhà; là nỗi nhớ nhung xa xôi của một người luôn hướng về gia đình lớn, cội rễ để mình đâm chồi, nảy lộc. Là những băn khoăn của một thị dân trước những đổi thay của cuộc sống hiện đại…
Tất cả, phác thảo nên một Trương Gia Hòa nhiều ưu tư, nhiều trăn trở nhưng vẫn hết sức hồn nhiên, tin yêu….Hiện thực cuộc sống, dù đáng chán thế nào, chị cũng tìm một góc nhìn khác, để thấy rằng những giá trị nền tảng trong văn hóa, đời sống, ứng xử… của người Việt chưa hoàn toàn mất đi, nếu chúng ta biết gìn giữ, dung hòa. Sự chậm rãi bảo bọc truyền thống nơi người già và cái vô tư, thời thượng của người trẻ mà Trương Gia Hòa mang đến cho bạn đọc chứa đủ cả vui lẫn buồn.
Theo dõi những dòng tự sự của tác giả, người đọc sẽ thấy ai cũng có một chốn náu nương không gì có thể thay thế được: gia đình. Với Trương Gia Hòa, đó là bàn tay ve vuốt của bà nội, là những câu hỏi quan tâm lạc thời: Bay được tăng lương chưa, chồng con bay có ngoan không…
thương thể hiện một cách mộc mạc ấy chính là những liều thần dược mà cô được tiêm vào máu thịt sau mỗi bận rã rượi với những bon chen, rời phố thị, trở lại quê nhà. Vượt xa hơn những thân tình diễn ra dưới mái tranh quê, chợt nhận ra, không quá khó để thích nghi với những áp lực, chật chội, bức bối… của phố thị, nếu biết chọn một cách nghĩ, cách sống phù hợp, và lành, như Trương Gia Hòa.
Reviews
Clear filtersThere are no reviews yet.