Description
Thông tin chi tiết về Combo thơ văn hay gồm 5 cuốn: Thương Hoài Người Dưng, Khi Quá Buồn Hãy Tưới Nước Cho Một Cái Cây, Đêm Nay Con Có Mơ Không?, Đi Qua Những Mùa Vàng, Về Ngang Quán Không
Tác giả | Hồ Huy Sơn, Trương Huỳnh Như Trân, Trương Gia Hòa, Bùi Diệp |
Loại bìa | Bìa mềm |
SKU | 2621342900124 |
Thương Hoài Người Dưng
“Người dưng khác họ đem lòng nhớ thương” Câu ca dao đã thuộc nằm lòng từ hồi học Cổ Văn ở cấp hai đã làm cho tôi mê cái “đem lòng” của thi sĩ ruộng đồng vô danh nào đó, đã làm giàu có thêm cho kho tàng thơ dân gian Việt Nam. Cái ”đem lòng” dung dị mà làm nổi trội cho cả câu, đó là chức năng và quyền lực của con chữ! Là nỗi thống khoái của tác giả khi viết lên được những điều thiên hạ đồng cảm mà không viết được. Có khi để đạt được phút thăng hoa này, tác giả đã trải qua nỗi thống khổ vì đã đem lòng nhớ nhớ thương thương.
Hầu hết toàn tập đều là thơ tình, nằm trong khuôn khổ lục bát và thơ năm chữ, bảy hoặc tám chữ. Trong cái vòng cổ kính khó thoát hình hài ra được, tôi đã tung tuẩy hồn tôi theo từng đợt cảm xúc là sóng ngầm hoặc rong rêu trầm tích đâu tự ngàn xưa.
Tôi tô màu nắng hoa lên nhan sắc người dưng của tôi với đường nét trang điểm mới của riêng tôi, chứ không phải dựa vào nét vẽ thiên tài của vài nhà thơ tôi đang còn ngưỡng mộ.
Bái phục nhưng không khuất phục, có ngày nào đó những thiên tài này sẽ trở thành bình thường đối với chúng ta, đây là điều tôi muốn gửi đến lớp tác giả trẻ đang làm thơ, không ngừng tìm tòi học hỏi để đem niềm say mê sáng tạo của mình, làm giàu thêm cho lâu đài văn chương nước nhà trong mai hậu
Thiên tài thơ Bùi Giáng khi còn là giáo sư dạy Quốc Văn, trong giờ dạy, ông đã khóc ồ lên khi giảng truyện thơ Kiều. Tôi tự nhận là đệ tử thì chắc cảm xúc của tôi cũng bằng nửa của thầy Bùi Giáng. Có mấy lần, khi viết xong mấy bài trong tập Thương Hoài Người Dưng này xong, tôi thấy mắt tôi nhỏ ra mấy giọt nước mắt…
Hầu hết toàn tập đều viết xa xa gần gần cho người dưng. Chỉ là người dưng nước lã thôi mà tự cổ chí kim, đã tốn không biết bao giấy mực của thi nhân. Xin bạn đừng tự hỏi người dưng trong tập thơ là ai mà TĐT tụng ca hết cở thợ mộc, mà xin hãy bỏ thời gian, đọc lại thêm một lần nữa, có thể nhận ra người dưng của tôi giống như người dưng của bạn thôi, có mặt khắp nơi trên cõi đời này.
TRƯƠNG ĐÌNH TUẤN
Khi Quá Buồn Hãy Tưới Nước Cho Một Cái Cây
Hãy cứ nhìn một đứa bé đang tưới nước cho một cái cây, bạn sẽ thấy mọi thứ đơn giản hơn nhiều. Đứa bé ba tuổi biết cẩn thận cầm bình tưới, nghiêng vừa đủ để nước từ từ chảy xuống chậu cây nhỏ bé. Nỗi buồn tuần tự tan đi. Đứa bé sẽ học được bài học mới mẻ đầu đời: nỗi buồn là tất yếu, và cũng sẽ tất yếu tan mau, chỉ cần mình khéo một chút, kiên nhẫn một chút thôi…
Từng chút, từng chút một, mẹ là “người bạn lớn” dạy con những bài học nho nhỏ đầu đời… Mẹ thủ thỉ rù rì, mẹ ầu ơ ví dầu, mẹ mang cho tuổi thơ con hôm nay nơi phố thị đủ đầy tình yêu đất đồng xứ sở và niềm vui thơ ngây với cỏ cây, mưa nắng… Tuổi thơ mẹ, tuổi thơ con kết nối bằng sợi dây mẫu tử thiêng liêng và kì diệu, bằng dây bầu dây bí trên ban công nhà phố và những thức quà ấu thơ…
Tác phẩm đoạt giải sách Hay ở hạng mục Sách Thiếu Nhi năm 2018.
Đêm Nay Con Có Mơ Không?
Không “đao to búa lớn” để làm nên sự vĩ đại, từng mẩu chuyện nhỏ mà Trương Gia Hòa mang đến cho bạn đọc đôi khi chỉ là những ghi chép tỉ mẩn của một bà mẹ công chức “bỉm sữa” yêu con, vừa đi làm, vừa vén khéo chuyện nhà; là nỗi nhớ nhung xa xôi của một người luôn hướng về gia đình lớn, cội rễ để mình đâm chồi, nảy lộc. Là những băn khoăn của một thị dân trước những đổi thay của cuộc sống hiện đại…
Tất cả, phác thảo nên một Trương Gia Hòa nhiều ưu tư, nhiều trăn trở nhưng vẫn hết sức hồn nhiên, tin yêu….Hiện thực cuộc sống, dù đáng chán thế nào, chị cũng tìm một góc nhìn khác, để thấy rằng những giá trị nền tảng trong văn hóa, đời sống, ứng xử… của người Việt chưa hoàn toàn mất đi, nếu chúng ta biết gìn giữ, dung hòa. Sự chậm rãi bảo bọc truyền thống nơi người già và cái vô tư, thời thượng của người trẻ mà Trương Gia Hòa mang đến cho bạn đọc chứa đủ cả vui lẫn buồn.
Theo dõi những dòng tự sự của tác giả, người đọc sẽ thấy ai cũng có một chốn náu nương không gì có thể thay thế được: gia đình. Với Trương Gia Hòa, đó là bàn tay ve vuốt của bà nội, là những câu hỏi quan tâm lạc thời: Bay được tăng lương chưa, chồng con bay có ngoan không…
thương thể hiện một cách mộc mạc ấy chính là những liều thần dược mà cô được tiêm vào máu thịt sau mỗi bận rã rượi với những bon chen, rời phố thị, trở lại quê nhà. Vượt xa hơn những thân tình diễn ra dưới mái tranh quê, chợt nhận ra, không quá khó để thích nghi với những áp lực, chật chội, bức bối… của phố thị, nếu biết chọn một cách nghĩ, cách sống phù hợp, và lành, như Trương Gia Hòa.
Đi Qua Những Mùa Vàng
“Chưa bao giờ cánh đồng lại rộn ràng đến như thế. Nào âm thanh của tiếng người cười nói. Âm thanh của tiếng gặt lúa “roàn roạt”. Và đương nhiên không thể thiếu tiếng chọc ghẹo của lũ trẻ chúng tôi.”
Nhà văn Hồ Huy Sơn gửi gắm vào đây biết bao vụng dại, bao hoài niệm thời thơ ấu. Để rồi khi đọc “Đi qua những mùa vàng”, chắc hẳn bạn sẽ nhận thấy đằng sau lớp vỏ ngoài bình dị, mộc mạc kia là một tâm hồn yêu quê hương, yêu con người.
Về Ngang Quán Không
Về Ngang Quán Không là một cuốn tản văn đặc biệt vì tác giả Bùi Diệp viết về quê ngay khi đang sống ở quê. Đó là một điểm khác biệt với các cây bút khác. Nhiều cây bút viết về quê khi đã xa quê. Như Võ Phiến viết về Quy Nhơn khi đã vào Sài Gòn. Như Vũ Bằng viết về Hà Nội khi đã vào Sài Gòn. Nhưng cái quê trong Bùi Diệp, hầu hết là quê xưa, là kỷ niệm cũ hay là những vẻ đẹp có nguy cơ biến mất khỏi đời sống này.
“Cái ý tưởng những gì đi qua đời người đều như cơn gió cho tôi cảm giác vừa thú vị vừa buồn bã” (Chân dung gió). Đó có lẽ cũng là ý tưởng xuyên suốt để Bùi Diệp viết nên tập tạp văn này.
“Những lúc hoang mang, chán chường nhất tôi lại gặp mình ở con phố Trịnh Công Sơn, một xứ sở âm nhạc với những thông điệp ngụ ngôn gởi đến đồng loại rằng mọi người ơi đừng bao giờ biến đời mình thành những quán không. Quán không là quán ế, là chợ chiều, là thiếu vắng bóng người. Quán cuộc đời mà chỉ có bàn im hơi bên ghế ngồi/ ngày đi đêm tới đã vắng bóng người thì buồn và hờ hững biết bao nhiêu!” (Trích Về ngang quán không).
Nhưng, đâu chỉ Bùi Diệp, mỗi chúng ta trong cõi đời này, ai cũng đều muốn sống một cuộc đời không vô ích, một cuộc đời dù lặng lẽ cách mấy, nhưng tuyệt đối không hững hờ, tẻ nhạt.
Đọc Về ngang quán không là dịp để ta dừng lại thật lâu ở những nẻo quê và nẻo tâm hồn trong trẻo, vốn từng có nơi mỗi con người.
Reviews
Clear filtersThere are no reviews yet.