Description
Thông tin chi tiết về Dắt Tháng Mười Về Quê
Công ty phát hành | CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VĂN HÓA TINH HOA |
Tác giả | Lê Huy Mậu |
Ngày xuất bản | 01-2017 |
Kích thước | 13 x 20.5 cm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Kinh Tế TPHCM |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 115 |
SKU | 9920825363672 |
Bài thơ Dắt Tháng Mười Về Quê được sáng tác vào trung tuần tháng 10 năm 2013, khi cái rét cuối thu, đầu đông “chớm ngọt” đã về trên quê hương của nhà thơ Lê Huy Mậu trong một lần về thăm lại làng quê.
Lê Huy Mậu viết: “Thì em cứ mang theo áo len Đà Lạt/anh dắt em về thăm quê/mùa heo may mật trèo lên ngọn mía/lá chuối ven sông tưa tướp phất cờ/sông sớm bay như một dải lụa/em còn nhớ không hả tuổi thơ xưa”? Thoáng nghe như một lời thoại, chỉ có tác giả trả lời người mà thi sĩ gọi bằng “em” hết sức dịu dàng nhưng cũng rất trang trọng: “thì em cứ mang theo…”. Những chữ đầu câu thơ tác giả cố ý không viết hoa, để đẩy đưa cái bình thường, giản dị vào thơ. Đó là “áo len Đà Lạt”, để chống lạnh và giữ ấm, khi ngoài quê “mùa heo may, mật trèo lên ngọn mía” hay “lá chuối ven sông tưa tướp phất cờ” bởi những cơn gió lạnh tràn về. Câu thơ gợi tả về một hình ảnh bình thường, quen thuộc nhưng rất có hồn và tình cảm, khi nhà thơ tự hỏi chính mình: “nhớ không hả tuổi thơ xưa?”.
Vẫn là những lời tự tình, tự trả lời câu hỏi có thể là ai đó hỏi, hay chính trái tim tác giả đã tự trả lời, cho dù có dùng những hình ảnh để ám chỉ: “thì em cứ mang theo kem bôi da Sài Gòn”, hoặc “thì em cứ mang theo chút thị thành làm dáng”, vẫn là hình dáng chân quê, quê nghèo, tháng lạnh ngày đông trong lòng nhà thơ: “anh dắt em về thăm đồng làng sau vụ gặt/từng chân rạ cua đội mà tránh rét/lỗ chân trâu nước đục cá rô đằm/đàn chim ngói nhớ mùa chao chác liệng/khói thơm mùi cua nướng tỏa lên không”? những hình ảnh được tái hiện qua ký ức: “từng chân rạ cua đội mà tránh rét/ lỗ chân trâu nước đục cá rô đằm” khiến lòng ta cứ bổi hổi, bồi hồi những cảm xúc của một làng quê: “anh dắt em về thăm chợ làng ta/chợ chỉ họp có vài phiên một tháng/đi chợ như đi họp xóm họp làng/dẫu hàng bán từ tảo tần bươn bả/mẹ vẫn không quên tấm bánh, đồng quà/ôi quê nghèo thơm thảo suốt đời ta”! và cả tấm chân tình dành cho bà mẹ quê một đời tần tảo, vất vả vì đàn con…
Khổ thơ cuối khép lại bài thơ, như một nhắc nhủ, một tái hiện những điều mà tác giả ấp ủ và thổ lộ: “tháng Mười ơi! Anh đưa mình về quê/về với gió heo may, về với mùi cua nướng/với se sẽ đầu đông mía mật trèo lên ngọn/về với dòng sông bay một dải sương chiều/tháng Mười ơi! em là một người yêu”! Đọc đến đây, cái “ tháng Mười” viết hoa của Lê Huy Mậu, cho dù nhà thơ tình tứ gọi “mình” (anh đưa mình về quê), và không quên khẳng định “tháng Mười ơi! Em là một người yêu” thì người đọc vẫn từ hình ảnh của một làng quê Việt Nam mà suy tưởng về cái tháng Mười “tình nhân”, tháng Mười “mật ngọt” của nhà thơ để thả hồn mà mường tượng về một “em” lung linh, kỳ ảo của người và thời tiết. Điều gợi nhớ không thể quên. Một nỗi nhớ man mác lạnh của cái tháng Mười dịu ngọt đang nhẹ nhàng bước về, báo hiệu của mùa… yêu và mùa đông lạnh giá. Có ai đó đã từng nói Lê Huy Mậu là thi sĩ của “dòng sông quê”, qua bài thơ này ông còn là thi sĩ của những vùng quê miền Trung bộ…
Reviews
Clear filtersThere are no reviews yet.