Description
Thông tin chi tiết về Lịch sử Thiền tông Trung Quốc
Công ty phát hành | Phương Đông |
Ngày xuất bản | 07-2016 |
Kích thước | 1,5×20,5 cm800 trangViệt dịch: Thích Hạnh Bình |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Phương Đông |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 800 |
SKU | 4922708861799 |
Quyển “Lịch sử Thiền tông Trung Quốc” mà độc giả đang cầm trên tay là tác phẩm được các thành viên của Trung tâm dịch từ nguyên tác “Trung Quốc Thiền tông Sử” (中國禪宗史) của Hòa thượng Ấn Thuận (印順 1906-2005), do nhà xuất bản Chánh Văn xuất bản năm 1980, tại Đài Bắc, Đài Loan. Là một tác phẩm chuyên đề thảo luận quá trình hình thành và phát triển thiền học tại Trung Hoa, làm rõ sự dị biệt giữa thiền ở Ấn Độ và Trung Hoa. Nói một cách khác, đây là một tác phẩm mang tính tiêu biểu người Hoa bản địa hóa tư tưởng Phật học, tức sử dụng tư tưởng Lão, Trang để phân tích Phật học, giới nghiên cứu gọi là ‘Huyền học’, cụ thể là phái thiền Lâm Tế đã sử dụng hình thức giáo dục mang tính thô bạo dạy người, như la hét đánh đập, thậm chí giết hại sinh vật để thể hiện thái độ vô chấp, giải thoát, còn tệ hơn là trò đánh thầy vẫn được chấp nhận và ca ngợi (xem chương 9)…
Tác phẩm “Lịch sử Thiền tông Trung Quốc” của Hòa thượng Ấn Thuận đã tổng hợp phân tích khá rõ nét về quá trình hình thành và phát triển Thiền tông Trung Hoa, trong ấy để lại cho chúng ta khá nhiều bài học quí giá, từ đó chúng ta mới định hướng cho sự phát triển Phật giáo Việt Nam theo khuynh hướng độc lập, phù hợp với quan điểm văn hóa của người Việt Nam. Dịch phẩm này ra đời không ngoài mục đích làm tài liệu tham khảo cho giới nghiên cứu.
Những tác phẩm nghiên cứu của Lữ Trưng và Ấn Thuận có thể nói là những công trình nghiên cứu sâu sắc, đáp ứng những yêu cầu học thuật, với nội dung không những làm rõ quá trình phát triển tư tưởng Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa mà còn phân tích quá trình hình thành kinh điển, từ khẩu truyền đến kết tập văn tự.
Ngoài ra, còn làm rõ quá trình phiên dịch đầy phức tạp, hiện còn các dịch bản Hán tạng, phần lớn không phải trực tiếp dịch từ tiếng Phạn, mà từ tiếng Phạn (hay Pāli) dịch sang tiếng Hồ, rồi từ Hồ dịch sang Hán. Sự chuyển dịch này phải chăng căn cứ từ định bản (chữ viết) rồi dịch sang chữ Hán hay chỉ dựa vào sự ghi nhớ? Cách suy nghĩ và sử dụng từ của hai dân tộc cũng khác nhau thì bằng cách nào để chuyển dịch? Hơn nữa, Thánh điển được dịch sang Hoa văn, phải chăng người Hoa tiếp nhận một cách trọn vẹn hay phải bước sang giai đoạn bản địa hóa tư tưởng Phật học Ấn Độ thành văn hóa Trung Hoa (Huyền học) rồi mới tiếp thu? Có thể nói, đây quả là một quá trình phiên dịch và tiếp thu khá phức tạp! Điều đó gợi ý cho người phiên dịch Việt ngữ, nên hiểu rõ tình hình thực tế này trước khi phiên dịch, và nên đào tạo như thế nào để người hậu học phiên dịch tốt hơn. Trung tâm Nghiên cứu Phật học Hán truyền có kế hoạch dịch toàn bộ các tác phẩm của Lữ Trưng và Ấn Thuận nhằm bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo cho giới nghiên cứu, giảng dạy ngành Phật học, nhất là những người làm công tác phiên dịch kinh điển hiểu biết thêm về thực trạng phiên dịch trong quá khứ ở Trung Hoa, từ đó đưa ra phương pháp phiên dịch thích hợp hơn, không quá câu nệ vào từ ngữ, câu cú, ngữ pháp để bản dịch Việt ngữ trong sáng hơn. Quyển “Lịch sử Thiền tông Trung Quốc” mà độc giả đang cầm trên tay là tác phẩm được các thành viên của Trung tâm dịch từ nguyên tác “Trung Quốc Thiền tông Sử” (中國禪宗史) của Hòa thượng Ấn Thuận (印順 1906-2005), do nhà xuất bản Chánh Văn xuất bản năm 1980, tại Đài Bắc, Đài Loan. Là một tác phẩm chuyên đề thảo luận quá trình hình thành và phát triển thiền học tại Trung Hoa, làm rõ sự dị biệt giữa thiền ở Ấn Độ và Trung Hoa. Nói một cách khác, đây là một tác phẩm mang tính tiêu biểu người Hoa bản địa hóa tư tưởng Phật học, tức sử dụng tư tưởng Lão, Trang để phân tích Phật học, giới nghiên cứu gọi là ‘Huyền học’, cụ thể là phái thiền Lâm Tế đã sử dụng hình thức giáo dục mang tính thô bạo dạy người, như la hét đánh đập, thậm chí giết hại sinh vật để thể hiện thái độ vô chấp, giải thoát, còn tệ hơn là trò đánh thầy vẫn được chấp nhận và ca ngợi (xem chương 9)
Thiết nghĩ, hình thức giáo dục nào cũng có giá trị riêng của nó, tuy nhiên cách giáo dục của một số thiền sư Trung Hoa trước đây thật khó chấp nhận trong xã hội ngày nay, nhất là thể hiện trong chốn thiền môn. Nếu như cách giáo dục đó mang tính đặc thù của người Bắc phương ở Trung Hoa, thì nó không liên hệ gì với người Việt Nam. Thế thì tại sao vị tăng hay ni Việt Nam nào qua đời cũng xin làm tử đệ của Lâm Tế, bằng cách viết trên bài vị: Từ Lâm Tế Chánh Tông…, cho dù vị ấy không biết Lâm Tế là ai, có chủ trương gì. Tại sao chúng ta lại làm như thế? Vinh hạnh gì trong việc gán ghép này? Thiết nghĩ chúng ta cần đắn đo suy nghĩ việc làm của mình, không nên làm theo thói quen, theo kiểu xưa bày nay theo, hơn nữa Việt Nam là nước độc lập, có nền văn hóa riêng, có cách suy nghĩ riêng, nếu có học thì cũng chỉ học cái hay cái đẹp, không học cái không phù hợp với văn hóa truyền thống dân tộc, văn hóa Phật giáo Việt Nam. Điểm này Hòa thượng Ấn Thuận từng chia sẻ với nghiên cứu sinh Phật Quang Sơn: “Thái độ học tập Phật pháp của tôi chỉ tin tưởng vào đức Phật, không tin tưởng ở bất cứ ai, cũng không nhất định phải tin tưởng bất cứ vị Tổ sư nào…”.
Phải chăng đó chính là lý do tại sao cố Hòa thượng Minh Châu đi du học ở Sri Lanka, không du học ở Trung Hoa? Lời nói đầu Tác phẩm “Lịch sử Thiền tông Trung Quốc” của Hòa thượng Ấn Thuận đã tổng hợp phân tích khá rõ nét về quá trình hình thành và phát triển Thiền tông Trung Hoa, trong ấy để lại cho chúng ta khá nhiều bài học quí giá, từ đó chúng ta mới định hướng cho sự phát triển Phật giáo Việt Nam theo khuynh hướng độc lập, phù hợp với quan điểm văn hóa của người Việt Nam. Dịch phẩm này ra đời không ngoài mục đích làm tài liệu tham khảo cho giới nghiên cứu. Việc phiên dịch, mặc dù chúng tôi đã cố gắng giữ nguyên ý kiến tác giả, nhưng có lẽ không sao tránh khỏi sơ xuất, rất mong sự góp ý của độc giả.
Tuệ Chủng, ngày 26/01/2016
24 reviews for Mua sách Lịch sử Thiền tông Trung Quốc giá ưu đãi
Clear filtersThere are no reviews yet.