Description
Thông tin chi tiết về Tư Duy Như Một Hệ Thống (Tái Bản)
Công ty phát hành | NXB Tri Thức |
Tác giả | David Bohm |
Ngày xuất bản | 11-2017 |
Kích thước | 12 x 20 cm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tri Thức |
Dịch Giả | Tiết Hùng Thái |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 422 |
SKU | 8476982965170 |
Tư Duy Như Một Hệ Thống (Tái Bản)
David Joseph Bohm sinh ngày 20.12.1917 tại Wilkes-Barre, Pennsylvania, trong một gia đình Do Thái. Tuổi thơ của ông trôi qua không êm đềm. Nhận được ít sự chia sẻ từ cha mẹ, ông đã tìm cảm hứng trong thế giới của riêng mình, và ngay từ những năm đầu đời ông đã bộc lộ tính cách của một người thiết tha kiếm tìm chân lý. Là một nhân vật hàng đầu trong thế giới vật lý lượng tử, và là giáo sư Vật lý lý thuyết tại Trường Birkbeck, Đại học London các năm 1961-1983, từ khi bắt đầu sự nghiệp khoa học của mình, Bohm đã đặt niềm tin vào trực giác nhiều hơn là vào con đường toán học thông thường. Ông tin rằng bằng cách chú ý đến cảm xúc và trực giác của mình, ông có thể đi đến một sự hiểu biết sâu sắc hơn về bản chất của vũ trụ mà con người là một phần trong đó.
Tốt nghiệp Đại học Pennsylvania năm 1939, và hoàn thành xuất sắc luận án tiến sĩ tại Berkeley dưới sự hướng dẫn của Robert Oppenheimer, công việc của ông ban đầu liên quan tới sự tán xạ neutron-proton và các vấn đề nguyên lý thiết kế của máy gia tốc hạt. Ông chuyển tới Phòng thí nghiệm Bức xạ nơi ông làm việc trong Dự án Manhattan. Từ đây ông đã phát triển công cụ lý thuyết mới để mô tả dao động plasma và trở nên nổi tiếng với vai trò một nhà vật lý lý thuyết.
Năm 1947, Bohm chuyển đến Đại học Princeton. Ở đây ông đã áp dụng những ý tưởng của mình về plasma để nghiên cứu hành vi của các electron trong kim loại. Những nghiên cứu này của ông cùng các cộng sự đã được quốc tế công nhận. Cũng tại Princeton, mối quan tâm đặc biệt của Bohm về những nền tảng của cơ học lượng tử đã bén rễ. Để hiểu hơn về chủ đề này, ông đã quyết định viết một cuốn sách giáo khoa, Quantum Theory (Lý thuyết lượng tử – 1951). Cuốn sách được đón nhận rộng rãi, và đến nay đã trở thành một trong những tác phẩm kinh điển của vật lý lượng tử. Nhưng sau khi hoàn thành Quantum Theory, Bohm cho rằng cuốn sách này chưa thật thỏa đáng. Và ngay sau đó, ông đã đăng hai bài báo cho thấy một cách tiếp cận khả dĩ khác, và cách tiếp cận này dường như đã hiện thực hóa những điều mà quan điểm chính thống coi là không thể.
Sau những hiểu nhầm và rắc rối về chính trị, Bohm chuyển đến Brazil và Israel, rồi tới Đại học Bristol năm 1957. Tại đây, cùng với Yakir Aharanov, ông đã đăng một bài báo quan trọng vạch rõ những hệ quả quan sát đáng ngạc nhiên về vector trường thế. Lúc đầu, ý tưởng của họ không được đón nhận, nhưng nó đã sớm được xác nhận qua thí nghiệm. Ý tưởng này được John Maddox, biên tập viên của tạp chí Nature uy tín, gợi ý đến một giải Nobel.
Trong những năm 1970-1980, Bohm lần lượt gặp Krishnamurti và Đức Đạt Lai Lạt Ma. Và hai con người này đã mở cho Bohm những cánh cửa khác nhau nhìn vào vũ trụ tự nhiên và tâm linh. Bohm mất tại London ngày 27.10.1992.
Cuốn sách Tư Duy Như Một Hệ Thống được tập hợp từ những trao đổi của David Bohm trong seminar ba ngày từ 31.11.1990 đến 2.12.1990 tại Ojai, California. Trong ba ngày trò chuyện với năm mươi người tham gia seminar, David Bohm đã đưa ra một cách nhìn triệt để về những nguồn gốc tiềm ẩn bên trong những xung đột giữa người với người, và tìm hiểu những khả năng cho sự thay đổi của cá nhân và tập thể. Ông đã đưa ra chủ đề về vai trò của tư duy và tri thức ở mọi cấp độ của đời sống con người, từ những suy nghĩ riêng tư về căn tính của cá nhân đến những nỗ lực tập thể nhằm vươn tới một nền văn minh tốt đẹp hơn.
Bằng việc nghiên cứu sâu những nguyên tắc về mối quan hệ giữa tâm trí và vật chất, được nêu ra lần đầu tiên trong cuốn Wholeness and Implicate Order (Cái toàn thể và Trật tự ẩn), David Bohm đã bác bỏ quan niệm cho rằng các quá trình tư duy của chúng ta chỉ thông báo một cách trung tính những gì xảy ra “ngoài kia” trong một thế giới khách quan. Ông khảo sát cách thức tư duy tham gia tích cực vào sự hình thành tri giác, cảm nhận của chúng ta về ý nghĩa và những hành động thường ngày của mình. Ông gợi ý rằng những tư duy và tri thức tập thể đã trở thành tự động đến nỗi phần lớn chúng ta bị chúng điều khiển, hậu quả là mất đi tính xác thực, tự do và trật tự.
Là một ứng viên hoàn toàn xứng đáng cho giải Nobel Vật lý nhưng ông không bao giờ có được giải thưởng này. Luôn khiêm nhường, Bohm cho rằng công việc của mình không “quan trọng đến thế”. Ông nhận được sự ủng hộ và tình bạn từ một nhà vật lý vĩ đại khác là Albert Einstein, người luôn tin tưởng ông với vai trò một nhà khoa học, và một con người.
24 reviews for Mua sách Tư Duy Như Một Hệ Thống (Tái Bản) giá ưu đãi
Clear filtersThere are no reviews yet.